Kết nối tình cảm với con trẻ
Hãy cùng nhau đối mặt với việc này: nuôi dạy con cái thật sự là một câu chuyện khó khăn. Với hầu hết chúng ta, điều đó còn có nghĩa là chúng ta phải đối mặt với phần “quỷ quái” bên trong mình. Bởi vì không ai tiếp xúc với những khiếm khuyết, những điểm mù, hoặc những vấn đề chưa được giải quyết của chúng ta nhiều như những đứa trẻ đang sống phụ thuộc vào ta.
Điều không may là tất cả những vấn đề chưa được giải quyết đó sẽ tự động chuyển từ chúng ta sang con cái của mình, trừ phi chính bản thân cha mẹ tự nhận ra và nỗ lực ngăn ngừa điều đó. Nhưng sự thay đổi có dễ hay không thì còn phụ thuộc vào cách mà chính chúng ta được nuôi dạy trong thời thơ ấu.
Ví dụ: bạn đã lớn lên với những bậc cha mẹ không khuyến khích hoặc xem nhẹ cảm xúc của bạn (Childhood Emotional Neglect - Sự bỏ mặc cảm xúc thời thơ ấu), thì bạn sẽ có khuynh hướng tự nhiên, mặc định trong suy nghĩ rằng bạn sẽ tiếp tục làm điều tương tự với con cái của mình. Đó là lý do tại sao Tình trạng bỏ mặc cảm xúc thời thơ ấu - hay CEN lại phổ biến trong thế giới ngày nay. Điều này được truyền từ thế hệ trước qua thế hệ sau mà không được nhìn nhận và cũng không được chú ý.
Quá trình chuyển tiếp tự nhiên này còn được tác động bởi một thực tế đơn giản: Trong thế giới ngày nay, tất cả chúng ta đều tập trung chủ yếu vào cách con cái chúng ta hành xử. Chúng ta không muốn chúng gặp những rắc rối ở trường học hoặc có những hành vi chọc tức người khác, phải không? Vì vậy, chúng ta hãy nhìn vào bản chất của vấn đề. Khi tất cả chúng ta cùng nhau đi qua những thách thức của việc nuôi dạy con cái, thì bên dưới chính là câu trả lời cho vấn đề này: 03 mục tiêu mà cha mẹ cần nhớ và cách để thực hiện cùng con.
Bất kỳ phụ huynh nào hoàn thành đủ tốt những kỹ năng này đều sẽ có thể nuôi dạy một đứa trẻ khỏe mạnh và thông minh về mặt cảm xúc. Bạn chẳng cần phải làm việc đó một cách hoàn hảo, chỉ cần bạn làm điều đó đủ tốt:
Trẻ nhỏ thường có những cảm xúc mãnh liệt nhưng lại không có kỹ năng để kiểm soát những cảm xúc đó. Khi cha mẹ tức giận và trở nên quá khích trước biểu hiện của trẻ, chúng ta sẽ rất khó kiểm soát những cảm nhận của riêng mình để có thể phản hồi đúng cách với những cảm nhận của con.
Không ai cố tình làm con mình xấu hổ vì những cảm xúc xuất hiện trong con. Nhưng cách chúng ta phản hồi có thể dễ dàng, và vô tình, truyền đạt cho một đứa trẻ rằng “lẽ ra” nó không nên cảm thấy như thế.
Hãy cố gắng phản hồi trẻ theo cách của những bậc “Cha mẹ hoàn hảo” ở trên thường xuyên nhất có thể, nhưng luôn tự hiểu rằng chúng ta chưa phải là bậc cha mẹ hoàn hảo – vì trên đời này chẳng có một ai như vậy cả. Hãy dõi theo và xem xem trẻ có dần phản ứng khác đi hay không. Hãy quan sát để biết hành vi của con sẽ thay đổi như thế nào khi con học cách quản lý cảm xúc của chính mình.
-------------------------------
Nguồn: https://psychcentral.com/blog/childhood-neglect/2015/09/how-to-not-emotionally-neglect-your-child#5
Ảnh: https://www.pexels.com/photo/man-and-woman-having-fun-with-their-child-3820676/